Trào lưu chụp ảnh trên di động gần đây đã cho thấy sự phát triển không ngừng về camera của các thương hiệu điện thoại, sự đầu tư nghiêm túc về chụp ảnh trên điện thoại cũng là cách đánh vào tâm lý của người tiêu dùng khi mà giới trẻ rất chuộng sự tiện dụng ” point and shot ” tự sướng và lưu giữ khoảnh khắc ở mọi nơi và bất cứ lúc nào.
Xin nói về trào lưu chụp ảnh phơi sáng ( Long Exposure ). Tôi nhớ 2 năm trước tức là cuối năm 2012, khi mà các thương hiệu như Nokia, Samsung, iPhone, HTC mới bắt đầu chú ý đến camera điện thoại thì chụp ảnh phơi sáng trên di động xem như chưa hề được chú ý đến và nó hoàn toàn mới không được khám phá nhiều, đến quí I 2013 thì chụp ảnh phơi sáng mới trở thành tâm điểm của sự chú ý khi Nokia cho ra mắt Lumia 920 có khả năng chụp phơi sáng lên đến 4 giây. Ngày hôm nay, chụp ảnh phơi sáng trên di động đã được phát triển nhiều hơn bởi các hãng điện thoại lớn cũng như phụ kiện hỗ trợ ngày càng phong phú.
Xin nói về chụp ảnh phơi sáng. Cấu tạo camera bao gồm nhiều thành phần : Cảm biến quang học ( Sensor) , Khẩu độ ( Aperture ), thấu kính ( Lenses ), màn trập ( Shutter ) , ngoài ra còn có một vài thuật ngữ liên quan đến nhiếp ảnh như ISO ( độ nhạy sáng ) , độ dài tiêu cự ( Focal Lenght ) , WB ( cân bằng trắng ) , EV ( bù trừ sáng ) .v.v . Khi chụp ảnh phơi sáng màn trập của camera sẽ mở ra lâu hơn để đón lấy hình ảnh và ánh sáng đi vào cảm biến. Tác phẩm phơi sáng sẽ cho ta hình ảnh rất lạ mắt và mịn, phơi càng lâu hình ảnh sẽ càng mịn, tuy nhiên nếu không kiểm soát lượng ánh sáng đi vào cảm biến thì ảnh sau cùng sẽ xảy ra những điều không mong muốn.
– Ảnh thiếu sáng : Khi phơi sáng, độ nhạy sáng ( ISO) sẽ ở mức cơ bản, nếu màn trập không mở đủ thời gian thì hình ảnh sẽ không sáng rõ và mịn, chúng ta sẽ dùng đến tùy chỉnh tăng màn trập thủ công, cái này có trong chương trình chụp ảnh của các hãng hỗ trợ.
– Ảnh dư sáng : Ảnh xuất ra sau cùng sẽ cháy sáng và mất nét, để không muốn ảnh bị cháy sáng thì chúng ta giảm thời gian mở màn trập nhưng ảnh sẽ không đẹp và mịn, nhưng nếu muốn hình ảnh mịn đẹp chúng ta mở màn trập lâu hơn thì ảnh sẽ cháy ?
Giải pháp lúc này đó là dùng giảm sáng hay ND Filter ( Neutral Density Filters ) mà tôi sẽ nói ở dưới đây.
ND Filter ( ND ) nói dễ hiểu là một kính lọc giảm sáng, khi chúng ta phơi sáng bị tình trạng dư sáng hay cháy sáng, ND sẽ đóng vai trò hoàn thiện bức ảnh sau cùng ở mức phơi sáng tối đa của thiết bị. Tùy vào mức độ dư sáng mà chúng ta dùng ND cho phù hợp. Trên thị trường hiện nay có nhiều chủng loại ND hỗ trợ phơi sáng ban đêm cho điện thoại như ND2/ ND4/ ND8 và phơi sáng bán ngày như ND400/ ND1000 với các mức giảm sáng tăng dần.
Hình ảnh phơi sáng quay Steelwool lúc 6h chiều dùng ND8
Hình ảnh phơi sáng quay Steelwool lúc 5h sáng dùng ND4
Bạn có bao giờ tự hỏi làm sao người ta có thể chụp được thác nước và sóng biển lại mịn được như mây ? Đó chính là chụp ảnh phơi sáng ban ngày dùng chức năng phơi sáng của thiết bị sẵn có kết hợp với một ND giảm sáng cao . Qua trải nghiệm dùng của bản thân thì mức ND1000 là phù hợp nhất cho chụp ảnh phơi sáng ban ngày.
ND1000x giúp cho camera nhận diện môi trường xung quanh là ban đêm , mọi hình ảnh chuyển động ( sóng biển, thác nước ) đều được ghi nhận lại và ảnh sau cùng sẽ sáng rõ tối đa ở mức phơi sáng mà bạn đã cài đặt trước.
Chụp ảnh trên di động có xu hướng ngày càng phát triển, mỗi loại hình chụp ảnh điện thoại đều có những thú vị riêng của nó. Trên đây là trải nghiệm dùng của mình chia sẻ đến tất cả các bạn, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong hành trình chinh phục nhiếp ảnh điện thoại. Xin cám ơn các bạn
em dùng htc bướm 2.2 camera sau.co gắn kính nd 1000x.mà chua the chụp fơi sáng biển cho ưng í.cho e ti kinh nghiệm về cách dùng như thông số cần thiết để phơi sáng ban ngày